Bị chết oan vì kết quả siêu âm

Trong những trường hợp bỏ thai trên, bệnh nhân đã không biết đến (và không làm) những kiểm tra xét nghiệm sau siêu âm để kết quả được chính xác hơn. Ths.BS. Trần Hồng Vân, Khoa xét nghiệm, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội khuyên: Siêu âm giúp theo dõi thai nhi rất tốt nhưng không thể quyết định được việc bỏ hay giữ thai. Sau khi nhận kết quả siêu âm không tốt, thai phụ có thể kiểm tra tại nhiều địa điểm khác, đặc biệt tại bệnh viện tuyến trên.

 

 

 sieu am Bị chết oan vì kết quả siêu âm

Sai lầm vì tin siêu âm

Để tìm hiểu về giới Showbiznhững địa điêm điểm du lịch mới về cuộc sống hiện đại,  thị trường nhà đất trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không đến với trang thông tin business của chúng tôi để mang về những thông tin mới về cách dạy concách dạy con của nước ngoài nhất của nhà nước!

 

Hồi tháng 5/2012, báo chí đã đưa tin hai thai nhi bị kích sinh non vì kết quả siêu âm dị tật. Trường hợp đau lòng thứ nhất là con của chị Nguyễn Thị Thu T. (thôn 2, xã Ia Blang, Chư Sê, Gia Lai), được 7 tháng tuổi, sinh sau khi được kích đẻ non, bé vẫn sống, không có biểu hiện dị tật nhưng được cấp cứu chậm nên tử vong. Dư luận chưa hết bàng hoàng, thì thông tin thai phụ Nguyễn Thị Thu Hoài (Kon Tum) đình chỉ thai nghén ở tuần 33 lại khiến nhiều người thêm lo lắng. Kết quả siêu âm 3 lần ở ba nơi đều cho thấy con chị đa dị tật bẩm sinh, tứ chi ngắn, đầu to, tràn dịch màng bụng và tinh hoàn, teo ruột… Sau 11 ngày suy nghĩ, ngày 19/5 bé được kích đẻ non, tình trạng vẫn sống, có dị tật bên trong nhưng không có dị tật bên ngoài như chẩn đoán siêu âm, sau đó bé tử vong vì sinh non.

Hai gia đình sản phụ trên đau xót đi khiếu nại. Dù câu kết quả khiếu nại đúng sai như thế nào thì hai hài nhi cũng không thể sống lại. Trên thực tế, còn nhiều hơn thế các kết quả siêu âm cho thấy thai nhi dị tật nhưng đứa bé sinh ra vẫn bình thường. Ngược lại nhiều thai phụ có kết quả siêu âm bình thường nhưng con sinh ra lại dị tật nghiêm trọng như bị tim bẩm sinh, hở hàm ếch… Họ đi kiện lại bác sĩ đã không phát hiện sớm, khuyên họ bỏ thai sớm để con họ sinh ra khiến cả gia đình khổ sở. Theo nhiều bác sĩ, vấn đề mấu chốt vấn là do vội vàng quyết định chỉ về tin siêu âm.

Siêu âm ở Việt Nam: Quá ẩu!

Hai trường hợp bỏ thai sớm trên đều được quyết định chỉ bằng kết quả siêu âm. Bác sĩ L.B (đề nghị giấu tên), công tác tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay: “Ở các nước phát triển thì những trường hợp thai nhi sau khi siêu âm kết luận bị dị tật, nếu muốn bỏ thai cần được sự đồng ý của ít nhất 2 bác sĩ chuyên khoa. Nhưng ở nước ta thì khác, chưa có quy định rõ ràng trong việc phá bỏ thai khi phát hiện thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Mặt khác theo nguyên tắc, kết quả siêu âm chỉ đánh giá chính xác khoảng 60-70% các dị tật chưa nói siêu âm ở nhiều phòng khám Việt Nam còn quá ẩu. Để siêu âm hình thái thai nhi, thời gian thực hiện ít nhất phải là 10-15 phút để rà soát hết các cơ quan. Trong khi đó, các phòng siêu âm thông thường hiện nay chỉ làm trong 5-6 phút, có nơi chỉ chưa đầy 2 phút đã đo các chỉ số cơ bản như cân nặng, tim thai, chiều dài xương đùi, kích thước lưỡng đỉnh, ngày dự sinh…”. Các kết quả siêu âm cho ra có chính xác với thực trạng thai nhi hay không còn phụ thuộc cả vào trình độ của bác sĩ “ngồi” máy siêu âm.

Vị bác sĩ trên cũng nhấn mạnh: “Ở Việt Nam, thai phụ đi siêu âm nhiều ở phòng khám để giảm thời gian chờ đợi. Nhưng trình độ của y bác sĩ về mặt chuyên môn cũng như chất lượng máy móc ở những nơi này thì không thể nắm bắt được. Bác sỹ cũng có vai trò quan trọng trong tư vấn giải thích cho thai phụ trong quá trình mang thai: siêu âm để làm gì, siêu âm phát hiện những vấn đề gì, các loại dị tật, giới hạn khi siêu âm… Nhưng nhiều bác sĩ ở nhiều trung tâm đã thiếu chu đáo, thai phụ thì hiểu nhầm, mất bình tĩnh dẫn đến sai lầm đáng tiếc.

sieu am1 Bị chết oan vì kết quả siêu âm

Sau siêu âm, bạn phải làm gì?

Trong những trường hợp bỏ thai trên, bệnh nhân đã không biết đến (và không làm) những kiểm tra xét nghiệm sau siêu âm để kết quả được chính xác hơn. Ths.BS. Trần Hồng Vân, Khoa xét nghiệm, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội khuyên: Siêu âm giúp theo dõi thai nhi rất tốt nhưng không thể quyết định được việc bỏ hay giữ thai. Sau khi nhận kết quả siêu âm không tốt, thai phụ có thể kiểm tra tại nhiều địa điểm khác, đặc biệt tại bệnh viện tuyến trên.

Khi kết quả siêu âm tại nhiều nơi đều khẳng định thai nhi có dị tật thì thai phụ cần tiến hành nhiều xét nghiệm khác nhau trước khi bỏ thai. Đó là xét nghiệm di truyền, máu cuống rốn (Double test, Triple test), chọc nước ối … Đặc biệt, bác sĩ Vân cho rằng, khi làm các xét nghiệm này thai phụ cần đưa ra chính xác các thông tin liên quan tới bản thân mà bác sĩ yêu câu (tiền sử mang thai, bệnh tật, thói quen liên quan tới rượu, bia, từ phía bản thân người chồng…). Nguyên nhân là kết quả chẩn đoán dị tật sau xét nghiệm phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của các thông tin trên.

Mặc dù vậy, không có bất cứ một biện pháp nào là chẩn đoán dị tật thai nhi đúng 100% vì thai nhi vẫn đang trong quá trình phát triển và có những biến đổi theo thời gian. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác dị tật cũng có thể gây ra sai sót và tác dụng phụ. Khi phải chọc nước ối để xác định rõ hơn về dị tật thai nhi thì người mẹ phải đối diện ngay với nguy hiểm, đó là biến chứng sau khi chọc ối (chạm thương mạch máu, sảy thai, chạm thương thai).

Một số trường hợp dị tật nhẹ, có thể điều trị sau sinh như sứt môi, hở hàm ếch, chẻ vòm, chân tay khoèo… có thể khắc phục sau khi sinh. Một số dị tật phát hiện muộn là: não úng thủy, cụt chi, nếu bỏ thai ở giai đoạn này, thai phụ gặp rất nhiều nguy hiểm, đứa trẻ được kích đẻ non vẫn có thể sống. Vì thế, bác sĩ thực chất chỉ đưa ra tư vấn, quyết định nằm “trong tay” thai phụ và gia đình.

Không chỉ là siêu âm thai

Không chỉ riêng trong việc khám thai, bệnh nhân khi nhận bất cứ một kết quả siêu âm, xét nghiệm về tình trạng sức khỏe cũng nên cân nhắc trước khi đi tới quyết định quan trọng. Bác sĩ Vân khuyên bệnh nhân tìm hiểu và lắng nghe tư vấn của bác sĩ, đi khám lại ở các tuyến trên với bác sĩ trình độ chuyên môn cao.

Đặc biệt nếu có nghi ngờ thắc mắc, bệnh nhân cần trao đổi lại ngay với bác sĩ, có thể khám lại một tuần sau đó, tham khảo quản lý thông tin từ nhiều nguồn. Siêu âm chỉ là một xét nghiệm lâm sàng, không nói hết tình trạng bệnh tật!

Phan Duyên

Khoa học Công Nghệ
Tin Tức Doanh nghiệp
Chuyện Doanh Nhân
Nội – Ngoại Thất
Thông Tin Khởi Nghiệp
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>